Đông Tăng Long Hưng Gia

Đông Tăng Long Hưng Gia

Quy hoạch bài bảng, vị trí đắc địa thì Đông Tăng Long sẽ là Khu đô thị đáng sống và đầu tư cho tương lai

Đông Tăng Long

Đông Tăng Long

Dự án Đông Tăng Long có quy mô 160 hecta là khu đô thị nằm giữa trung trâm thành phố sáng tạo công nghệ cao. Kết nối thuận tiện tới trung tâm và các vũng lân cận qua các tuyến đường: Vành Đai 3, Nguyễn Duy Trinh và Lã Xuân Oai

Căn hộ Eaton Park

Căn hộ Eaton Park

Tổ hợp căn hộ cao cấp Eaton Park được phát triển bởi Chủ đầu tư Gamuda Land. Quy mô 3,76 hecta tại mặt tiền Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Khánh, Tp Thủ Đức, TPHCM

Quy hoạch chi tiết đường Vành Đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh

Đường Vành Đai 4 TP.Hồ Chí Minh có tổng chiều dài 197,6 km, đi qua 5 tỉnh, thành là: Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An.

Đây là dự án được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 1698/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch chi tiết vào ngày 28-9-2011, quy mô kỹ thuật là cao tốc đô thị, mặt cắt ngang 6-8 làn xe, tốc độ thiết kế cho phép lên tới 100 km/h, mức đầu tư sơ bộ khoảng 100.000 tỷ đồng.

Quy hoạch đường vành đai 2 3 4

TỔNG QUAN DỰ ÁN VÀNH ĐAI 4 TP HỒ CHÍ MINH

Tổng chiều dài tuyến đường Vành đai 4 khoảng 197,6 km.

Hướng tuyến: Đường Vành đai 4 bắt đầu tại điểm giao với đường cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu tại Km40+000 (khu vực thị xã Phú Mỹ), tuyến hướng về sân bay Quốc tế Long Thành, giao với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây (Km 39 + 150), tuyến hướng lên phía Bắc giao với Quốc lộ 1 tại thị trấn Trảng Bom (Km 1834 + 700), vượt sông Đồng Nai tại cầu Thủ Biên, giao với quốc lộ 13 (Km 30 + 700) tại thị xã Bến Cát, vượt sông Sài Gòn tại cầu Phú Thuận, giao cắt quốc lộ 22 (Km 23 + 500) tại Củ Chi, đi song song ĐT.823 đến thị trấn Hậu Nghĩa, rẽ trái đi song song với đường ĐT.825 đến khu vực cầu Đức Hòa rồi nhập vào đi trên cao dọc theo dải phân cách của ĐT.830, đến khu vực Bến Lức giao cắt với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, Quốc lộ 1 tại Khu công nghiệp Long Hiệp, giao với quốc lộ 50 (Km 19 + 900) đến điểm cuối nối với đường trục Bắc - Nam tại Khu đô thị - cảng Hiệp Phước, Thành phố Hồ Chí Minh

Kinh phí xây dựng đường vành đai 2 3 4

Quy mô : Mặt cắt ngang 6-8 làn xe cao tốc có đường song hành hai bên và các hành lang để bố trí cây xanh, các công trình hạ tầng kỹ thuật, dự trữ mở rộng. Tổng chiều rộng mặt cắt ngang lớn nhất khoảng 121,5 m. Một số vị trí đặc biệt có thể thu hẹp phần dải dự trữ

Tiêu chuẩn kỹ thuật: Đường cao tốc loại A; vận tốc thiết kế 100 km / h . theo tiêu chuẩn thiết kế đường cao tốc TCVN 5729 - 97

Đường song hành: Quy mô có ít nhất 2 làn xe tiêu chuẩn TCVN 4054 - 05 hoặc TCXDVN 104 - 2007. Đường song hành sẽ được đầu tư phân kỳ tuỳ theo nhu cầu vận tải và sự phát triển các đô thị 2 bên.

Tuyến đường đi qua địa giới hành chính của 12 huyện, thị thuộc 5 tỉnh, thành phố: thị xã Phú Mỹ (Bà Rịa – Vũng Tàu); các huyện: Long Thành, Trảng Bom, Vĩnh Cửu (Đồng Nai); các thị xã: Tân Uyên, Bến Cát (Bình Dương); các huyện: Củ Chi, Nhà Bè (Thành phố Hồ Chí Minh); các huyện: Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc (Long An)

Sau khi hình thành, tuyến đường Vành đai 4 có vai trò tiếp nhận và giải tỏa lưu lượng giao thông từ miền Tây Nam Bộ, giảm tải và hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông trên các tuyến đường nội đô Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, tuyến đường cũng tạo điều kiện thuận lợi kết nối các tỉnh trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, kết nối khu vực đồng bằng sông Cửu Long với khu vực miền Đông nam bộ với khu cảng Hiệp Phước, cảng Long An góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa, tạo điều kiện phát triển dịch vụ cảng.

Quy hoạch Vành đai 4 qua các Tỉnh:

Lộ trình Đường Vành đai 4 có tổng chiều dài là 197,6 km, gồm 5 đoạn:

Dự án vành đai 4 TPHCM

  • Đoạn 1: Phú Mỹ – Trảng Bom dài 45,5km, kinh phí 21.000 tỷ đồng.

Bắt đầu tại điểm giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu tại Km 40 + 000 (khu vực Cảng Phú Mỹ), hướng về sân bay quốc tế Long Thành và kết thúc tại Trảng Bom (Đồng Nai). Đoạn đường này giao với cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây (tại Km39 + 150).

  • Đoạn 2: Trảng Bom – QL13 dài 51,9km, kinh phí 24.000 tỷ đồng.

Bắt đầu tại QL.1 (thuộc thị trấn Trảng Bom) vượt sông Đồng Nai tại cầu Thủ Biên, kết thúc tại quốc lộ 13 (Bến Cát – Bình Dương).

  • Đoạn 3: QL13 – QL22

Bắt đầu tại nút giao QL13 (Bến Cát, Bình Dương), vượt sông Sài Gòn tại cầu Phú Thuận, và kết thúc tại quốc lộ 22 (Km 23 + 500) tại Củ Chi.

  • Đoạn 4: QL22 – Bến Lức dài 41,6km, kinh phí 23.000 tỷ đồng.

Bắt đầu tại quốc lộ 22 (Km 23 + 500) đi theo ĐT.823 đến thị trấn Hậu Nghĩa, rẽ trái đi theo đường QLN2 đến cầu Đức Hòa, tiếp tục rẽ trái nhập vào ĐT.830, đến điểm giao cắt với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương.

  • Đoạn 5: Bến Lức – Hiệp Phước dài 35,8km, kinh phí 20.000 tỷ đồng. Bắt đầu tại nút giao Bến Lức (giao giữa đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương với đường tỉnh 830) thuộc địa phận xã An Thạnh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An; kết thúc tại nút giao với đường trục Bắc - Nam nằm trong khu quy hoạch cảng – công nghiệp Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.

Tuyến đường được quy hoạch theo tiêu chuẩn đường cao tốc, quy mô 8 làn xe, rộng 74,5 m. Để đảm bảo hiệu quả đầu tư, tính khả thi tài chính, phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 có quy mô 2 nhánh song hành 3 làn xe (rộng 9,5m), vận tốc thiết kế 80km/h. Đoạn qua tỉnh Long An (gọi là ĐT830E) sẽ được khởi công trong năm 2021, hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2025.

 

Nhà Thủ Đức © 2019 All Rights Reserved  

0909.718.969