Được thành lập vào ngày 27 tháng 5 năm 1959, quận 3 (cũ) nằm tại khu vực trung tâm của TP.HCM với các địa danh nổi tiếng như: Hồ Con Rùa, nhà thờ Tân Định, bảo tàng chứng tích chiến tranh,… Sau sáp nhập quận 3 có bao nhiêu phường, quận 3 sau sáp nhập thay đổi ra sao về mặt hành chính… là những thắc mắc được nhiều người quan tâm.
Quận 3 là một trong những quận trung tâm của TP.HCM, có diện tích tự nhiên khoảng 4,92 km². Ranh giới quận 3 có phía Tây giáp quận Tân Bình và quận 10; phía Đông giáp quận 1; phía Nam giáp quận 10 và quận 1; phía Bắc giáp quận 1 và quận Phú Nhuận.
Bản đồ quận 3 trước sáp nhập
Quận 3 trước sáp nhập có 12 phường trực thuộc, trừ phường Võ Thị Sáu, còn lại được đánh số gồm: 1, 2, 3, 4, 5, 9, 10, 11, 12, 13, 14. Trong đó:
Quận 3 (cũ) tiếp giáp với các quận 1, quận 10, quận Tân Bình và quận Phú Nhuận (trước sáp nhập). Do nằm ở vị trí trung tâm nên từ quận 3 dễ dàng kết nối đến các quận khác của TP.HCM.
Là quận có lịch sử văn hóa lâu đời nên quận 3 được đầu tư hoàn chỉnh về cơ sở hạ tầng, nơi có đầy đủ các danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, các tuyến đường lớn cũng như các cơ sở y tế, giáo dục. Cụ thể:
Quận 3 là nơi tập trung nhiều tuyến đường lớn và sầm uất tại TP.HCM như đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, đường Lý Chính Thắng, Nguyễn Đình Chiểu, hay các đường Nguyễn Thị Minh Khai, Bà Huyện Thanh Quan, Lê Văn Sỹ, Hai Bà Trưng, Điện Biên Phủ,… Trong đó trục đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Nguyễn Văn Trỗi (Phú Nhuận) là tuyến kết nối sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với dinh Độc Lập nên có tên gọi khác là "đường ngoại giao".
Một góc đường Lý Chính Thắng quận 3
Nhìn chung mật độ đường sá tại quận 3 khá dày đặc, nhiều tuyến kết nối vùng như đường Cách Mạng Tháng 8 nối với Quốc lộ 22 đi Tây Ninh sang Campuchia; đường Điện Biên Phủ nối với Quốc lộ 1 xuyên Việt. Các tuyến đường nội thị được kết nối song song, nhiều tuyến một chiều nhưng do quy hoạch hợp lý nên dễ dàng kết nối đến các địa điểm khác nhau.
Trên địa bàn quận 3 còn có Ga Sài Gòn là ga đầu mối giao thông quan trọng của TP.HCM kết nối các tỉnh phía Nam tỏa đi cả nước trên tuyến đường sắt Nam – Bắc.
Tuy không nhiều trường đại học bằng quận 1, quận 2 hay Thủ Đức nhưng quận 3 cũng là nơi tập trung một số cơ sở của trường đại học lớn, gồm:
Ngoài bệnh viện, cơ sở y tế trực thuộc quận, quận 3 còn là nơi tập trung một số số bệnh viện lớn đầu ngành của thành phố:
Bệnh viện Bình Dân | 371 Điện Biên Phủ |
Bệnh viện Giao thông vận tải TP.HCM | 72/3 Trần Quốc Toản |
Bệnh viện Da Liễu TP.HCM | 2 Nguyễn Thông |
Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM | 155-157 Trần Quốc Thảo |
Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM | 179-187 Nam Kỳ Khởi Nghĩa |
Bệnh Viện Mắt Quốc Tế Hoàn Mỹ Sài Gòn | 27 Kỳ Đồng |
Bệnh viện Mắt TP.HCM | 280 Điện Biên Phủ |
Điểm nhấn khiến quận 3 thu hút khách du lịch có lẽ chính là những căn biệt thự cổ kính, cư xá đẹp có tiếng và nhiều cây xanh. Trong số hơn 1.000 biệt thự của thành phố, quận 3 có tới 800 căn, tạo nên khung cảnh bình yên, cổ kính, đặc biệt trên những tuyến đường như đường Bà Huyện Thanh Quan, đường Hồ Xuân Hương, đường Ngô Thời Nhiệm và đường Trần Quốc Thảo.
Ngoài ra, với vị trí trung tâm, quận 3 cũng có nhiều địa điểm vui chơi, tham quan như Hồ Con Rùa; Bảo tàng Chứng tích chiến tranh; Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ; Ga Sài Gòn hay các di tích lịch sử, văn hóa như chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Xá Lợi; Nhà thờ Tân Định, Nhà thờ dòng Chúa cứu thế Sài Gòn…
Quận 3 là địa bàn sở hữu vị trí đắc địa khi nằm ở trung tâm TP.HCM, giáp quận 1, quận Phú Nhuận và quận 10. Quận có tốc độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nhanh chóng và chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông hiện đại, đồng bộ với mục tiêu hình thành khu đô thị kiểu mới trong lòng thành phố. Do đó, việc sở hữu bất động sản tại quận 3 là một lợi thế rất lớn cho việc kinh doanh buôn bán các loại hình sản phẩm, dịch vụ.
Với mức sống cao, quận 3 từ lâu đã thu hút tầng lớp tri thức, doanh nhân giàu có đến định cư, kinh doanh buôn bán. Với nền tảng kinh tế mạnh, giá trị lịch sử lâu đời, quận 3 sớm hình thành cộng đồng dân cư văn minh với cuộc sống hiện đại, đồng bộ.
Với những lợi thế nêu trên, quận 3 sớm phát triển thị trường giao dịch bất động sản vô cùng sôi động, phục vụ cả nhu cầu ở và đầu tư. Giá nhà đất quận 3 vì thế cũng rất đắt đỏ, luôn nằm trong top những địa bàn có giá nhà đất cao nhất TP.HCM.
Bất động sản quận 3 thích hợp cả nhu cầu ở thực và đầu tư
Mặc dù giá cao nhưng bất động sản quận 3 vẫn có thanh khoản tốt do dễ bán, dễ cho thuê trong khi nguồn cung ngày càng khan hiếm.
Nhìn chung nhà đất tại quận 3 được đánh giá có giá trị lâu dài, bền vững và không lo rớt giá. Dù bạn mua nhà đất tại đây để ở hay cho thuê, kinh doanh thì nhà quận 3 vẫn là tài sản giữ giá và thậm chí sinh lời hấp dẫn. Do nhu cầu mua cao, cạnh tranh khốc liệt, nên khi mua nhà quận 3 bạn không nên vội vàng, cần tìm hiểu kỹ, so sánh giá, thương lượng với chủ nhà nếu thấy phân khúc định mua không có quá nhiều người nhắm đến. Ngược lại, cũng lưu ý không bị cuốn theo chiêu bài "thổi giá" của chủ nhà và môi giới, cố mua bằng được tài sản dù biết giá cao hơn mặt bằng chung.
Ngày 12/6/2025, Nghị quyết về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh chính thức có hiệu lực. Theo Nghị quyết này, nước ta sẽ tiến hành sắp xếp từ 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh còn 34 đơn vị. TP.HCM thuộc diện sắp xếp lại. Theo đó, sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số TP.HCM, tỉnh Bình Dương và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thành thành phố mới vẫn giữ tên TP.HCM với diện tích tự nhiên 6.772,59km2, dân số 14.002.598 người.
Ngày 01/7/2025, Nghị quyết số 1685/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thành phố Hồ Chí Minh. Theo Nghị quyết này, sau khi sắp xếp, TP.HCM sẽ có tổng cộng 168 đơn vị hành chính cấp xã (113 phường, 54 xã và 01 đặc khu). Trong số 168 đơn vị hành chính cấp xã, có 163 đơn vị được hình thành sau sắp xếp còn 05 đơn vị không thực hiện sắp xếp gồm: Phường Thới Hòa (thuộc Bình Dương cũ), xã Long Sơn, Hòa Hiệp và Bình Châu (thuộc Bà Rịa – Vũng Tàu cũ) và Thạnh An (thuộc TP.HCM cũ) không thực hiện sắp xếp.
Bản đồ quận 3 sau khi sáp nhập phường
Quận 3 thực hiện việc sắp xếp lại còn 3 phường theo Nghị quyết gồm:
Tên phường mới | Ghi chú |
---|---|
Phường Bàn Cờ | Được sắp xếp từ các phường cũ gồm: Phường 1, 2, 3, 5 và một phần của phường 4 |
Phường Xuân Hòa | Được sắp xếp từ các phường cũ gồm: Võ Thị Sáu và phần cò lại của phường 4 |
Phường Nhiêu Lộc | Được sắp xếp từ các phường cũ gồm: phường 9, 11 và 12 |
Quận 3 sau sắp xếp còn 3 phường
Theo Nghị quyết, tất cả các phường của quận 3 đều trong diện thực hiện việc sáp nhập. Tuy nhiên, việc sáp nhập chỉ thực hiện trong phường phạm vi các phường cũ, không ảnh hưởng tới các phường lân cận.
Không chỉ là quận 3, sau khi sắp xếp lại tổ chức, ở nước ta sẽ không còn cấp quận/huyện nữa. Bắt đầu từ ngày 01/7/2025, nước ta sẽ thực hiện cơ cấu tổ chức theo mô hình chính quyền hai cấp gồm: cấp tỉnh/thành phố và cấp phường/xã.
Trụ sở Quận ủy và Ủy ban nhân dân quận cũ tại địa chỉ 99 – 99A Trần Quốc Thảo sẽ trở thành trụ sở làm việc của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc của phường Xuân Hòa.
Phường Bàn Cờ sẽ bố trí các trụ sở của các cơ quan Đảng, đoàn thể, hành chính,… thuận tiện cho người dân tới giao dịch. Trong đó:
Trụ sở của một số cơ quan chính của phường Nhiêu Lộc được bố trí tại các địa chỉ:
Như trên đã nói, từ 10 phường, quận 3 thực hiện sắp xếp lại còn 3 phường với các đặc điểm chính:
Quý khách điền thông tin bên dưới chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất