Đông Tăng Long Hưng Gia

Đông Tăng Long Hưng Gia

Quy hoạch bài bảng, vị trí đắc địa thì Đông Tăng Long sẽ là Khu đô thị đáng sống và đầu tư cho tương lai

Đông Tăng Long

Đông Tăng Long

Dự án Đông Tăng Long có quy mô 160 hecta là khu đô thị nằm giữa trung trâm thành phố sáng tạo công nghệ cao. Kết nối thuận tiện tới trung tâm và các vũng lân cận qua các tuyến đường: Vành Đai 3, Nguyễn Duy Trinh và Lã Xuân Oai

Căn hộ Eaton Park

Căn hộ Eaton Park

Tổ hợp căn hộ cao cấp Eaton Park được phát triển bởi Chủ đầu tư Gamuda Land. Quy mô 3,76 hecta tại mặt tiền Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Khánh, Tp Thủ Đức, TPHCM

Vùng ĐBSCL sẽ có sự phát triển mạnh mẽ và đột phá

Tại Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, Thủ tướng Chính phủ và các đại biểu đều tin tưởng trong thời gian tới, vùng ĐBSCL sẽ có sự phát triển mạnh mẽ và đột phá.

Vùng ĐỒng Bằng Sông Cửu Long

Ngày 21-6, tại TP Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030.

Muốn phát triển tốt thì phải có quy hoạch tốt

Phát biểu chỉ đạo và kết luận tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh ĐBSCL giữ vị thế hết sức quan trọng cả về chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng trong giao thương với các nước ASEAN và Tiểu vùng sông Mekong.

Để phát huy hết tiềm lực vùng ĐBSCL, Thủ tướng đưa ra 10 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trong đó có triển khai Quy hoạch vùng ĐBSCL. Theo đó, các địa phương vùng ĐBSCL cần tích cực triển khai quy hoạch vùng, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới; chủ động, quyết liệt hơn nữa trong việc triển khai các nhiệm vụ, chương trình, dự án đã được xác định trong quy hoạch; khẩn trương xây dựng, hoàn thành quy hoạch của từng địa phương.

Cần tối thiểu 57 tỉ USD

Bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, cho rằng quy hoạch vùng cần đi kèm với một chương trình hành động chiến lược và khả thi, trong đó xác định rõ ràng các ưu tiên đầu tư trong khung thời gian và với nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội nhất định. Theo đó, nhu cầu vốn tối thiểu dự kiến lên đến 57 tỉ USD từ nay đến năm 2030 để thực hiện các dự án đầu tư trong quy hoạch.

Tinh thần là quy hoạch phải đi trước một bước, tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, sát thực tế, khả thi, phát huy được tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh sẵn có của các lĩnh vực, khu vực, địa phương và tháo gỡ, hóa giải những hạn chế, yếu kém, mâu thuẫn, thách thức, khó khăn, đồng thời tạo ra động lực mới, thu hút nguồn lực mới cho phát triển. Muốn phát triển tốt thì phải có quy hoạch tốt, vì quy hoạch tốt thì mới có chương trình, dự án tốt, có chương trình, dự án tốt thì mới có nhà đầu tư tốt.

Về phát triển hạ tầng, Thủ tướng yêu cầu trong giai đoạn tới cần tập trung tháo gỡ điểm nghẽn về hạ tầng giao thông và logistics, hạ tầng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, hạ tầng giáo dục, y tế, hạ tầng chuyển đổi số, chống biến đổi khí hậu để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL. Trong đó, các tuyến cao tốc cần đi theo hướng tuyến thẳng nhất, ngắn nhất có thể, theo tinh thần “qua sông thì bắc cầu, qua núi thì đào hầm và qua đồng ruộng thì đổ đất”; không bám theo các khu dân cư để tránh phải dành chi phí lớn cho giải phóng mặt bằng, không tác động lớn tới đời sống của người dân và tạo ra không gian phát triển mới.

Bên cạnh đó là đẩy mạnh và đa dạng hóa các chuỗi cung ứng, chuỗi liên kết, chuỗi sản xuất; ứng dụng khoa học công nghệ trong công nghiệp chế biến, công nghệ bảo quản sau thu hoạch với vùng vựa nông, thủy sản lớn nhất cả nước ở vùng ĐBSCL.

Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn về hạ tầng giao thông

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài nước phát biểu ý kiến về các lĩnh vực quan tâm đầu tư và nêu một số kiến nghị, đề xuất.

Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, đánh giá Cần Thơ chưa thực sự trở thành đô thị hạt nhân liên kết vùng, bởi sự phát triển kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao là điểm nghẽn đối với sự phát triển của TP Cần Thơ và vùng ĐBSCL.

Theo ông Trường, TP Cần Thơ chỉ có thể phát triển nhanh và bền vững khi phát huy được vị trí chiến lược trung tâm của vùng, là cửa ngõ của vùng hạ lưu sông Mekong, sự phát triển của TP Cần Thơ cũng không thể tách rời sự phát triển chung của vùng.

“Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị và phát huy “vai trò, vị trí của Cần Thơ là trung tâm của vùng ĐBSCL trong liên kết phát triển vùng”, thời gian tới Cần Thơ xác định “ba trụ cột” quan trọng. Cụ thể là bám sát sự chỉ đạo của trung ương; phát huy nội lực của Cần Thơ và tăng cường liên kết để phát triển sẽ là nền tảng vững chắc như kiềng ba chân tạo đà bứt phá trong phát triển Cần Thơ và vùng ĐBSCL” - chủ tịch UBND TP Cần Thơ nói.

Còn Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình kiến nghị Thủ tướng Chính phủ thành lập Tổ công tác hỗ trợ các tỉnh, TP thực hiện triển khai quy hoạch theo Luật Quy hoạch.

Đối với các dự án, chương trình, đề án thuộc Quy hoạch vùng ĐBSCL thì An Giang cũng kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành trung ương quan tâm hỗ trợ về nguồn lực đầu tư, đặc biệt đối với các dự án kết nối hạ tầng, tạo mạng lưới hạ tầng thông suốt kết nối các tỉnh, TP trong vùng, trong đó có dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.•

Chín đột phá chiến lược

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết Quy hoạch vùng ĐBSCL lần này là quy hoạch vùng đầu tiên được ban hành theo Luật Quy hoạch, thể hiện “tư duy mới, tầm nhìn mới, giá trị mới, cơ hội mới” cho tương lai phát triển vùng, nhất là trong bối cảnh thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Theo đó, quy hoạch xác định chín đột phá mang tính chiến lược. Một trong các đột phá là phát triển vùng ĐBSCL theo hướng bền vững, tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, dựa trên ba trụ cột: kinh tế - xã hội - môi trường; chú trọng bảo vệ, tôn tạo và phát triển hệ sinh thái tự nhiên hướng tới một mô hình kinh tế xanh, lấy “con người” làm trung tâm.

Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng với vai trò bệ đỡ cho phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy liên kết vùng. Đặc biệt chú trọng đến phát triển hạ tầng giao thông, nhất là các tuyến kết nối với TP.HCM và vùng Đông Nam bộ thông qua hai trục cao tốc đường bộ, tuyến đường thủy nội địa và tuyến đường sắt nối TP.HCM với Cần Thơ trong tương lai; phát triển tuyến đường bộ ven biển.

Đến năm 2030, đầu tư xây dựng mới và nâng cấp khoảng 830 km đường bộ cao tốc; khoảng 4.000 km đường quốc lộ; bốn cảng hàng không; 13 cảng biển, 11 cụm cảng hành khách và 13 cụm cảng hàng hóa đường thủy nội địa.

Cạnh đó, tập trung phát triển hành lang đô thị công nghiệp từ Cần Thơ đến Long An kết nối với TP.HCM và vùng Đông Nam bộ và hệ thống tám trung tâm đầu mối về nông nghiệp; phát triển hành lang kinh tế, đô thị dọc sông Tiền - sông Hậu gắn với phát triển cảng biển Trần Đề nhằm kết nối, giao thương quốc tế về đường bộ gắn với đường thủy nội địa và hàng hải.

Nhà Thủ Đức

Nhà Thủ Đức © 2019 All Rights Reserved  

0909.718.969