Đông Tăng Long Hưng Gia

Đông Tăng Long Hưng Gia

Quy hoạch bài bảng, vị trí đắc địa thì Đông Tăng Long sẽ là Khu đô thị đáng sống và đầu tư cho tương lai

Đông Tăng Long

Đông Tăng Long

Dự án Đông Tăng Long có quy mô 160 hecta là khu đô thị nằm giữa trung trâm thành phố sáng tạo công nghệ cao. Kết nối thuận tiện tới trung tâm và các vũng lân cận qua các tuyến đường: Vành Đai 3, Nguyễn Duy Trinh và Lã Xuân Oai

Căn hộ Eaton Park

Căn hộ Eaton Park

Tổ hợp căn hộ cao cấp Eaton Park được phát triển bởi Chủ đầu tư Gamuda Land. Quy mô 3,76 hecta tại mặt tiền Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Khánh, Tp Thủ Đức, TPHCM

Mặt bằng vành đai 3 TP.HCM: Các nơi sắp về đích, Đồng Nai 'đội sổ'

Bộ Giao thông vận tải vừa báo cáo đoàn công tác Ủy ban Kinh tế - Quốc hội khóa XV về tình hình triển khai dự án vành đai 3 TP.HCM.

Thi công Vành Đai 3

Không chỉ dự án thành phần của đường vành đai 3 TP.HCM, tỉnh Đồng Nai hiện cũng đang chậm bàn giao mặt bằng cho dự án cầu Nhơn Trạch

Theo Bộ Giao thông vận tải, vành đai 3 TP.HCM dài 76km có tổng mức đầu tư 75.378 tỉ đồng. Dự án đi qua 4 địa phương: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An. Vành đai 3 TP.HCM có 8 dự án thành phần, mỗi địa phương làm hai dự án gồm xây lắp và mặt bằng. 

Nghị quyết của Chính phủ giao các địa phương bàn giao 70% mặt bằng trước ngày 30-6. Phần mặt bằng còn lại cơ bản hoàn thành trước ngày 31-12.

Tính đến tháng 8-2023, các địa phương đã bàn giao 458ha/597ha (đạt 77%) cho vành đai 3 TP.HCM. Trong đó, tỉnh Long An bàn giao 42ha/44ha - đạt 97%, TP.HCM 377ha/410ha - đạt 92%, Bình Dương 35ha/79ha - đạt 44%. Còn Đồng Nai có diện tích thu hồi thấp nhất nhưng lại chậm nhất, mới bàn giao 4ha/65ha (đạt 6%). Trong khi các địa phương đã khởi công, Đồng Nai vẫn chưa triển khai gói thầu xây lắp.

Theo Bộ Giao thông vận tải, giải phóng mặt bằng cho dự án vành đai 3 TP.HCM qua Đồng Nai chậm do quá trình thực hiện công tác kê biên, đền bù chưa xác định được nguồn gốc một số thửa đất. Hiện vẫn còn 169 hộ vắng chủ chưa kiểm đếm xong. Khó khăn trong việc thuê đơn vị tư vấn định giá đất, chưa thống nhất phương pháp định giá đất giữa các tư vấn cũng là nguyên nhân gây chậm trễ.

Về vật liệu, nhu cầu cát đắp nền cho dự án khoảng 7,2 triệu m3, cát xây dựng khoảng 1,5 triệu m3. TP.HCM đã lập tổ công tác rà soát, điều phối nguồn vật liệu cung cấp cho dự án. 

Đến nay, đã khảo sát nguồn vật liệu đáp ứng khoảng 5,8/7,2 triệu m3 cát đắp nền và khoảng 1,25/1,5 triệu m3 cát xây dựng. Tuy nhiên trong thời gian tới các dự án cao tốc đồng loạt triển khai. Do đó, nguồn cung về vật liệu (đặc biệt nguồn cát) sẽ có nguy cơ thiếu hụt.

Do vậy, Bộ Giao thông vận tải kiến nghị đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế Quốc hội thống nhất về đề nghị UBND các tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Tiền Giang, Trà Vinh và Đồng Tháp điều phối, thực hiện cam kết bố trí khối lượng cát cụ thể tại các mỏ khoáng sản các tỉnh để phục vụ thi công. Việc này triển khai theo hướng dự án thành phần nào thi công trước sẽ điều phối nguồn vật liệu phục vụ cho dự án đó trước.

Vốn giao cho vành đai 3 TP.HCM năm nay 37.560 tỉ đồng

Theo Bộ Giao thông vận tải, tổng số vốn được giao năm 2023 cho toàn dự án vành đai 3 TP.HCM là 37.560 tỉ đồng. Trong đó vốn xây lắp 9.228 tỉ đồng, vốn giải phóng mặt bằng 28.332 tỉ đồng. Lũy kế giải ngân theo số liệu cập nhật tháng 8-2023 là 15.296/3760 tỉ đồng, đạt 41% kế hoạch.

Nhà Thủ Đức © 2019 All Rights Reserved  

0909.718.969