Ngày 18/6, 3 dự án giao thông sẽ đồng loạt được khởi công là dự án đường vành đai 3 TP.HCM, đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1.
Phối cảnh đường vành đai 3 TP.HCM
Chiều 15/6, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (TCIP - chủ đầu tư), thông tin về tiến độ thực hiện dự án đường vành đai 3 TP.HCM.
Ông Phúc cho biết ngày 18/6, 3 dự án giao thông lớn sẽ được khởi công là dự án xây dựng đường vành đai 3 TP.HCM, đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1.
Theo TCIP, dự án đường vành đai 3 TP.HCM có tiến độ giải phóng mặt bằng kỷ lục khi chưa đầy 7 tháng đã đạt tỷ lệ 87% (vượt kế hoạch đề ra là khoảng 70%).
Về tiến độ dự án, sau lễ khởi công, chủ đầu tư phấn đấu cuối năm 2025 sẽ thông xe trục cao tốc ở giữa, đến năm 2026 thì hoàn thành toàn bộ dự án.
Để hoàn thành dự án như mục tiêu đã đề ra, sau lễ khởi công, chủ đầu tư cùng các đơn vị tư vấn, nhà thầu 4 địa phương và các đơn vị có liên quan phấn đấu tỷ lệ 100% việc bồi thường giải phóng mặt bằng trước 31/12.
Bên cạnh đó, các đơn vị tiến hành kiểm tra, đôn đốc đảm bảo tiến độ và chất lượng trên 47 km vành đai 3 đi qua TP.HCM; đồng thời phải giải quyết bài toán vật liệu và phối hợp với các tỉnh Long An, Đồng Nai, Bình Dương trong quá trình thực hiện.
"Các công việc được thực hiện song song, tranh thủ thời gian để hoàn thành xong sớm nhất. Có những nhân viên làm xuyên nghỉ lễ và làm cuối tuần để tranh thủ thực hiện theo tiến độ dự án”, ông Phúc nói, đồng thời khẳng định quyết tâm thực hiện đúng tiến độ đường vành đai 3 TP.HCM.
Ông Lương Minh Phúc thông tin về tiến độ dự án đường vành đai 3 TP.HCM trong cuộc họp chiều 15/6
Theo ông Phúc, khối lượng vật liệu cần cho dự án đường vành đai 3 TP.HCM gồm 1,5 triệu m3 cát xây dựng, 1,6 triệu m3 đá xây dựng... Trong đó, thách thức lớn nhất khi dự án cần 7,2 triệu m3 cát xây lắp.
Hiện, chủ đầu tư đã lên danh mục các mỏ khai thác, dự trù nguồn vật liệu từ các địa phương. Ngoài ra, chủ đầu tư cũng đang tiếp tục khảo sát để đảm bảo nguồn vật liệu được cung ứng xuyên suốt.
Tại cuộc họp, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cũng trả lời vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng cho người dân sở hữu đất bằng giấy viết tay.
Theo Sở TNMT TP.HCM, đối với trường hợp mua bán đất bằng giấy viết tay sau ngày 1/7/2004 đến 16/6/2022 vẫn được xem xét, xác định đối tượng bồi thường. Tốc độ bồi thường được căn cứ vào nguồn gốc, quá trình sử dụng của từng hồ sơ. Còn các trường hợp trước ngày 1/7/2004 thì "đương nhiên sẽ được bồi thường".
Hướng tuyến vành đai 3 và cầu Nhơn Trạch
Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 3 TP.HCM có tổng chiều dài 76,3 km đi qua 4 địa phương: TP.HCM (47,35 km), Đồng Nai (11,26 km), Bình Dương (10,76 km), Long An (6,81 km).
Đường vành đai 3 có quy mô hoàn chỉnh gồm 8 làn xe cao tốc, cấp đường, ôtô cao tốc 100 km/h; đường song hành hai bên (đường đô thị 2-3 làn xe), cấp đường ôtô đô thị 60 km/h.
Dự án được chia làm 8 dự án thành phần, bao gồm: 4 dự án thành phần xây dựng, 4 dự án thành phần bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn 4 tỉnh và thành phố.
Tổng mức đầu tư là 75.378 tỷ đồng. Về tiến độ thực hiện, dự án sẽ cơ bản hoàn thành vào năm 2025 và đưa vào khai thác từ năm 2026.
Hiện, với dự án đường vành đai 3 TP.HCM, mặt bằng thi công xây dựng đã giải phóng mặt bằng được 356/410 ha, đạt 87%. Một số địa phương có tiến độ giải phóng mặt bằng cao là huyện Hóc Môn ( 95%), huyện Bình Chánh (92%), Củ Chi (83%).
Dự án Đông Tăng Long liền kề Vành đai 3 TP HCM đang là tâm điểm BĐS khu đông
Quý khách điền thông tin bên dưới chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất