Đông Tăng Long Hưng Gia

Đông Tăng Long Hưng Gia

Quy hoạch bài bảng, vị trí đắc địa thì Đông Tăng Long sẽ là Khu đô thị đáng sống và đầu tư cho tương lai

Đông Tăng Long

Đông Tăng Long

Dự án Đông Tăng Long có quy mô 160 hecta là khu đô thị nằm giữa trung trâm thành phố sáng tạo công nghệ cao. Kết nối thuận tiện tới trung tâm và các vũng lân cận qua các tuyến đường: Vành Đai 3, Nguyễn Duy Trinh và Lã Xuân Oai

Căn hộ Eaton Park

Căn hộ Eaton Park

Tổ hợp căn hộ cao cấp Eaton Park được phát triển bởi Chủ đầu tư Gamuda Land. Quy mô 3,76 hecta tại mặt tiền Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Khánh, Tp Thủ Đức, TPHCM

Nếu Bình Chánh vẫn là huyện thì TP HCM được và mất gì?

Nếu không đưa huyện Bình Chánh lên thành phố, TP HCM sẽ thiệt thòi khi đặt trong bối cảnh vùng, theo Chủ tịch Hội Kiến trúc sư.

Ý kiến được ông Nguyễn Trường Lưu, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP HCM, nêu tại hội thảo về đề án đầu tư xây dựng huyện Bình Chánh lên quận hoặc thành phố thuộc TP HCM giai đoạn 2021-2030, diễn ra ngày 22/9.

Bình Chánh là huyện ở cửa ngõ tây nam thành phố, có diện tích 252 km2, xếp sau Cần Giờ và Củ Chi. Đây là huyện có dân số đông nhất nước với khoảng 800.000 người, tốc độ đô thị hóa nhanh.

Theo ông Lưu, TP HCM kết nối với 13 tỉnh thành miền Tây qua Bình Chánh. Hiện Long An - địa phương bên cạnh quy hoạch phát triển hai tuyến vành đai lớn, một tuyến 6 làn xe kết nối hạng mục với thành phố qua đường Nguyễn Văn Linh. Huyện Cần Giuộc của tỉnh này đang có đề án lên thành phố.

"Một bên phát triển như vậy, nhìn qua Bình Chánh vẫn là vùng trũng", ông Lưu nói. Khi các huyện lân cận như Bến Lức, Đức Hòa, Cần Giuộc của Long An lên đô thị loại một thì những vấn đề tồn tại sẽ dồn về "cái rốn" Bình Chánh. Về lâu dài, thành phố cần rất nhiều thời gian, của cải để giải quyết gánh nặng hạ tầng.

Ông Nguyễn Trường Lưu

Ông Nguyễn Trường Lưu phát biểu tại hội thảo

Ông Lưu cho biết thêm bình quân mỗi năm Bình Chánh tăng cơ học 40.000 dân, chiếm 5% dân số hiện hữu. Chỉ cần ba năm, dân số của huyện sẽ tăng thêm 120.000 người, đủ để trở thành một đô thị. Huyện đang phải gánh hạ tầng, xã hội, văn hóa, giáo dục rất lớn, song với chiếc áo chật, nếu không có phương án giải quyết địa phương sẽ chịu nhiều hệ lụy.

Chủ tịch Hội kiến trúc sư TP HCM cho rằng hiện Bình Chánh đã là "vùng trũng về văn hóa, giao thông, hạ tầng". Khi các khu vực xung quanh phát triển, khoảng cách này sẽ còn kéo dài hơn. "Chúng ta cần đặt vấn đề nếu Bình Chánh vẫn là huyện thì thành phố được và mất gì? Cần phân tích rõ để thấy Bình Chánh cần lên thành phố, nếu không chính TP HCM thiệt thòi", ông Lưu nêu quan điểm.

Ông Trần Văn Nam, Bí thư Huyện ủy Bình Chánh, ví địa phương như cái "khớp gối nối phần đùi là TP HCM và bắp chân là 13 tỉnh miền Tây". "Tuy nhiên cái khớp này đang có vấn đề, trục trặc, chưa xứng tầm", ông Nam nói. Khi so sánh với "cái khớp" phía đông thành phố sẽ thấy hạ tầng, cảnh quan đô thị kém xa.

Theo ông Nam, Bình Chánh hẹp ngang nhưng dài gần 60 km, chia làm ba khu vực rõ ràng với điều kiện, định hướng phát triển khác biệt. Nếu tập trung xây dựng ở khu trung tâm, người dân hai đầu bắc, nam không thụ hưởng được tiện ích.

"Bình Chánh có ba đứa con và đứa nào cũng cần được quan tâm, đầu tư phát triển", ông Nam nói. Theo đó, cánh bắc đang phát triển công nghiệp và tính đến là đô thị sáng tạo, thương mại dịch vụ nhà ở. Phía nam với các xã Bình Hưng, Phong Phú, Hưng Long định hướng phát triển đô thị hành chính. Ở giữa huyện sẽ thực hiện trung tâm đô thị hành chính, y tế kỹ thuật cao.

Bến Lức - Long Thành, Huyện Bình Chánh

Huyện Bình Chánh đoạn giao cắt giữa cao tốc Bến Lức - Long Thành và quốc lộ 1

Theo định hướng, từ nay đến năm 2025, 11 xã sẽ lên phường, 4 xã còn lại sẽ phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị. Ông Nam ví dụ Hưng Long đang là xã thuần nông nhưng nếu thành phố sắp xếp lại khu Nam, với đường vành đai 3, Nguyễn Văn Linh và khu đô thị đại học 500 ha, nơi đây trở thành đô thị.

"Tuy nhiên nếu vẫn giữ quy hoạch của huyện với 60% đất là nông nghiệp, 40% phi nông nghiệp và trong nhóm phi nông nghiệp chỉ có 12% là đất ở. Như thế không thể phát triển được", ông Nam nói.

Người đứng đầu Huyện ủy cho rằng địa phương không đạt các tiêu chí lên quận "nên không cần bàn nữa" mà xác định Bình Chánh trở thành thành phố phức hợp về nhiều mặt như công nghiệp, thương mại, dịch vụ, y tế, giáo dục... Đội ngũ cán bộ huyện cần quyết tâm đưa huyện Bình Chánh lên thành phố để thống nhất hành động.

Ngoài ra, Bí thư Bình Chánh cho rằng địa phương cần thành phố có nghị quyết về chủ trương phát triển để cả hệ thống, sở ngành cùng một hướng đi. "Bây giờ địa phương rất quyết liệt, sắm xe chạy nhưng tới ngã 5, ngã 10 thì không biết rẽ hướng nào", ông Nam nói.

Theo Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM, đối chiếu quy định, tiêu chí phân loại đô thị, Bình Chánh không có khả năng chuyển đổi thành đơn vị hành chính cấp quận từ đây đến năm 2030.

Trong khi đó, địa phương có thể chuyển đổi sang mô hình thành phố thuộc thành phố vào năm 2025. Để đạt mục tiêu này, đến năm 2030, huyện cần đầu tư nhiều dự án phát triển hạ tầng đô thị, giao thông, cải tạo môi trường... Tổng vốn đầu tư ước khoảng 122.695 tỷ đồng, bao gồm cả nguồn xã hội hóa.

5 Huyện lên Thành phố

5 huyện ở TP HCM muốn lên thành phố

Kế hoạch đưa huyện lên quận hoặc thành phố được đặt ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XI nhiệm kỳ 2020-2025. Hai năm qua, lần lượt 5 huyện của TP HCM là Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ, Nhà Bè và Hóc Môn đều muốn lên thành phố trước 2030.

Cuối năm ngoái chính quyền thành phố đề nghị các huyện không xin chủ trương lên quận hoặc thành phố. Việc này cần chờ sau khi đạt chuẩn, TP HCM quyết định mô hình phù hợp từng địa phương.

Nhà Thủ Đức © 2019 All Rights Reserved  

0909.718.969